Nét đẹp áo dài truyền thống
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo "xường xám", v.v. Người Việt Nam chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài, được trang trọng nâng lên ngôi vị Quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: "chiếc áo dài quê hương"
Đẹp biết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu |
Nhạc sĩ Từ Huy đã ca ngợi nét đẹp áo dài truyền thống qua giai điệu bài hát " Một thoáng Quê Hương"
Tà áo em... bay bay bay bay trong gió nhẹ nhàng
Tà áo em... bay bay bay bay trên phố dịu dàng
Áo bay trên đường... như mây xuống phố
Áo tung sân trường tựa... cánh chim câu
Đẹp biết bao... quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu
Dù ở đâu... Pa-ris, Luân Đôn hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài... bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn... quê hương ở đó... em ơi…!
Tung bay... tà áo tung bay, xôn xao một trời nắng đỏ
Tung bay... tà áo tung bay, áng mây trắng đầu ngọn gió .....
Tung bay... tà áo tung bay, tím biếc những chiều hoàng hôn
Tung bay... tà áo tung bay, xanh xanh đồng cỏ quê hương .....
Ta nghe... từng bước chân em, xôn xao đường về phố nhỏ
Tung bay... tà áo thân quen, cánh chim vẫy chào ngọn gió .....
Ta nghe... từ trái tim em, tiếng hát ngập tràn yêu thương
Mai đây... dù có đi xa, trong tim là cả quê hương .....
Mai đây, dù có đi xa, trong tim là cả quê hương với hình ảnh chiếc áo dài |
Ca khúc thât hay và giàu cảm xúc ca ngợi tà áo thân thương, ca ngợi nét đẹp áo dài truyền thống cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam, ca ngơi quê hương Việt Nam dù ở đâu đi chiếc áo dài luôn hướng về quê hương Việt Nam.
Nét đẹp áo dài truyền thống bên cành đào ngày tết |
Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
Từ ngàn đời ông cha ta đã có tài thi và họa. Chẳng có gì tôn vinh cái vẻ đẹp mà tạo hóa mà "thiên nhiên đã ban tặng cho phụ nữ" vẻ đẹp của chị em được thể hiện bằng nét đẹp áo dài truyền thống.
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, nét đẹp áo dài truyền thống Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt.
Người phụ nữ Việt tự tin với nét đẹp áo dài truyền thống của dân tốc |
Vẻ đẹp của người phụ nữ vừa hiền dịu nét đẹp tinh khôi thướt tha của chiếc áo dài mạng đậm bản sắc của dân tộc, nét đẹp được tôn vinh trên những trang phục áo dài trong các hôi thi...
Nét đẹp áo dài truyền thống là nét đẹp thuần khiết trong trang phục áo dài |
Trang phục của người Việt ta rất đẹp. Có lẽ hoàn hảo nhất chính là chiếc áo dài phụ nữ. Hình như chính cơ thể chị em đã tôn chiếc áo lên. Và rồi chính chiếc áo cũng tôn vẻ đẹp của chị em. Đó là sự cộng hưởng và kết hợp hài hòa mà tạo hóa đã bạn tặng cho phụ nữ đúng vậy. Nét đẹp áo dài truyền thống là nét đẹp thuần khiết trong trang phục áo dài